Lỗi vượt đèn đỏ là gì? Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Trong quá trình tham gia giao thông, không ít lái xe đã từng cố ý hoặc không cố ý phạm phải việc vượt đèn đỏ. Hành vi này không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn có thể dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng. Nếu bạn muốn biết mức phạt cho việc này là bao nhiêu, và liệu lái xe có bị giữ bằng hay không sau khi bị phạt, hãy đọc bài viết dưới đây của Phạt Nguội Xe để có đáp án chính xác nhé.

Lỗi vượt đèn đỏ là gì?

1. Lỗi vượt đèn đỏ là gì?

Trong đèn giao thông có 3 màu sắc đó là đỏ, xanh, vàng thì đèn đỏ lá tín hiệu của việc "Cấm các phương tiện giao thông di chuyển" dựa theo quy định của QCVN 41:2019/BGTVT. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, người điều khiển mọi phương tiện giao thông đều phải dừng lại trước vạch dừng trên đường. Ở cung đường không có vạch dừng thì người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng trước đèn giao thông theo chiều đi.

Cụ thể lỗi vượt đèn đỏ được xác định khi người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện hành vi không dừng lại đợi đèn đỏ chuyển xanh mà tiếp tục di chuyển, tham gia lưu thông. Theo quy định của pháp luật, vượt đèn đỏ là hành vi tham gia giao thông bị nghiêm cấm, phải bị xử phạt để làm gương, rút kinh nghiệm khi điều khiển phương tiện ở những lần sau.

2. Lỗi vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu? Có bị giữ bằng lái không?

Khi vượt đèn đỏ, tùy vào loại phương tiện, người điều khiển phương tiền giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP với mức phạt cụ thể như sau: 

Phương tiện Mức phạt Căn cứ
Xe máy  800.000 đồng - 1.000.000 đồng Điều e khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng
Xe ô tô 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng Điểm a khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng
Xe đạp, Xe đạp máy, Xe thô sơ 100.000 đồng - 200.000 đồng Điểm đ khoản 2 Điều 8
Xe máy kéo, Xe chuyên dùng  2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng Điểm đ khoản 5 và điểm a khoản 10 điều 7

- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với máy kéo từ 1 – 3 tháng

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với xe máy chuyên dùng từ 1 – 3 tháng

Như vậy, khi vượt đèn đỏ, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển ô tô, xe máy, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng về giao thông từ 1 - 3 tháng.

3. Lỗi vượt đèn đỏ cần hình ảnh làm chứng hay không?

Dựa theo Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An về nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT đã quy định:

Chỉ một sô lỗi vi phạm giao thông, cơ quan chức năng bắt buộc phải ghi lại hình ảnh người điều khiển xe vi phạm giao thông mới có thể lập biên bản, đưa ra quyết định xử phạt. Cụ thể gồm:

- Lỗi chạy quá tốc độ.

- Một số lỗi xử lý nguội qua hình ảnh camera,...

Còn lỗi không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, vượt đèn đỏ thì CSGT có thể dùng mắt thường phát hiện hành vi vi phạm, chủ động dừng phương tiện thông báo vi phạm để lập biên bản xử lý. CSGT sẽ chịu trách nhiệm 100% về việc lập biên bản xử phạt. Vì thế đáp án chính xác cho câu hỏi lỗi vượt đèn đỏ cần hình ảnh làm bằng chứng không đó là KHÔNG.

4. Tổng hợp một số câu hỏi phổ biến của lỗi vượt đèn đỏ

Để bạn có thể hiểu rõ hơn về trường hợp vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, dưới đây là tổng hợp những câu hỏi liên quan tới lỗi vượt đèn đỏ, cụ thể:

4.1 Lỗi vượt đèn đỏ để rẽ phải có bị phạt không?

Lỗi này xe không bị phạt nếu ở ngã tư đó có biển báo "Đèn đỏ được phép rẽ phải". Trường hợp ngã tư đó không dán biển mà chủ xe vẫn cố tình rẽ phải sẽ bị coi là vi phạm luật giao thông và bị phạt hành chính như bình thường. Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2018 quy định:

- Tín hiệu đèn giao thông màu xanh là cho phép đi, màu đỏ là cấm đi còn màu vàng là dừng lại trước vạch dừng.

- Trường hợp có biển phụ "Đèn đỏ được phép rẽ phải" thì người điều khiển phương tiện được quyền rẽ phải. Nếu không có biển báo, người lái phải chấp hành theo đúng tín hiệu của đèn giao thông.

4.2 Vượt đèn vàng có bị xem là lỗi và xử phạt không?

Tại khoản 3 Điều 10 thì người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông nếu thấy tín hiệu đèn vàng (từ tín hiệu nhấp nháy) thì người điều khiển phương tiện cần phải dừng lại trước vạch dừng, ngoại trừ trường hợp đã đi quá vạch. Bởi vì đèn vàng là tín hiệu sự thay đổi từ từ đèn xanh sang đèn đỏ. Do đó người tham gia giao thông cần điều khiển phương tiện thật chậm để sẵn sàng dừng lại khi đèn chuyển đỏ. Tốt nhất khi thấy đèn vàng, mọi người nên giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Trường hợp tín hiệu đèn vàng đã bật sáng mà người điều khiển phương tiện cố tình vượt lên sẽ bị CSGT bắt lỗi và xử phạt:

- Đối với xe đạp: Mức phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

- Đối với xe máy, xe mô tô, xe máy điện: Mức phạt hành chính từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

- Đối với xe ô tô: Mức phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Vượt đèn vàng là lỗi tham gia giao thông và vẫn bị phạt

4.3 Trường hợp nào được vượt đèn đỏ không bị phạt

Tuy nhiên có một số trường hợp người tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện được phép di chuyển khi vượt đèn đỏ như sau:

- Khi có hiệu lệnh được rẽ phải từ CSGT.

- Khi đèn xanh ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo.

- Khi có biển phụ cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo.

- Khi đi trên vạch kẻ mắt võng bắt buộc rẽ, không được đi thẳng hay dừng lại.

- Các phương tiện ưu tiên như xe cứu hỏa, xe cứu thương,... được quyền vượt đèn đỏ nếu đang trên đường thực hiện nhiệm vụ.

- Các phương tiện tham gia giao thông có thể vượt đèn đỏ hoặc thực hiện việc di chuyển lệch vạch dừng để xe cứu thương, cứu hỏa,... di chuyển dễ dàng hơn sẽ được CSGT xem xét và miễn phạt.

Xem thêm:

Hướng dẫn tra cứu phạt nguội online.

Tra cứu phạt nguội online.