An toàn giao thông là gì? Thực trạng an toàn giao thông hiện nay

Tại Việt Nam, tai nạn giao thông chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do tai nạn thương tích. Do đó, công tác tuyên truyền về an toàn giao thông luôn được nhà nước và chính quyền địa phương đẩy mạnh. Vậy an toàn giao thông là gì? Thực trạng an toàn giao thông hiện nay.

An toàn giao thông là gì?

1. An toàn giao thông là gì?

Tiêu chí an toàn trong giai đoạn hiện nay vẫn luôn được đặt lên hàng đầu trong nhiều lĩnh vực trong xã hội, cụ thể như lĩnh vực xây dựng, cơ khí, điện, giao thông cùng với nhiều lĩnh vực khác. An toàn cũng có thể được hiểu cơ bản là chính là trạng thái của con người, thiết bị, môi trường đã được bảo vệ, sự an toàn giúp chống lại những tác nhân nguy hại từ các vấn đề xung quanh có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) do các nguyên nhân chủ quan, khách quan ở bên trong cuộc sống.

Với cách hiểu cụ thể đó, ta nhận thấy rằng, đa số trong bản thân mỗi người đều mong muốn cho bản thân và gia đình được đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối. Đặc biệt, hiện nay ta cũng thấy được một thực trạng rằng số lượng các vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng gây ra tổn thất nặng nề về mặt vật chất và tinh thần của nhiều người. Với lý do đó thì hiện nay, vấn đề an toàn trong lĩnh vực giao thông được các cơ quan, các chủ thể là những người có thẩm quyền, tổ chức và các cá nhân đặc biệt quan tâm.

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào định nghĩa "an toàn giao thông là gì?" nhưng có thể đơn giản là việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông khỏi những sự cố, tai nạn có thể dẫn đến bị thương hay tử vong. Thuật ngữ an toàn giao thông được sử dụng phổ biến trong cả lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

Sự an toàn giao thông được đảm bảo bằng hành vi, văn hóa khi tham gia giao thông, trong đó bao gồm sự hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông.

Cá nhân tham gia giao thông có thể lựa chọn cách xử sự cho an toàn với bản thân và những người tham gia giao thông khác. Mặc dù, pháp luật đã đưa ra rất nhiều quy định cấm, các quy định bắt buộc phải chấp hành cùng các chế tài để xử phạt nhưng vẫn có số lượng người tham gia giao thông chưa tuân thủ các quy định này dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông.

Như vậy, có thể hiểu an toàn giao thông là việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông không xảy ra bất cứ sự cố nào hay vấn đề gì liên quan đến bị thương hay tử vong do va chạm giao thông hoặc các yếu tố bên ngoài tác động. An toàn giao thông được áp dụng cho những người tham gia giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy hay đường hàng không.

2. Thực trạng an toàn giao thông hiện nay

Ngoài khái niệm an toàn giao thông là gì, vấn đề thực trạng an toàn giao thông hiện nay cũng là một vấn đề rất đáng được quan tâm.

An toàn giao thông là một trong những vấn đề được nhà nước và xã hội quan tâm, bởi vì tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng nghiêm trọng. Dưới đây là một số thực trạng phổ biến về an toàn giao thông của nước ta:

- Thực trạng học sinh chưa đủ tuổi lái xe máy, mô tô đến trường.

- Thực trạng một số bộ phận người tham gia giao thông thiếu ý thức gây ùn tắc giao thông.

- Thực trạng người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi lái xe.

- Thực trạng lấn chiếm lòng lề đường.

- Thực trạng người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm.

- Thực trạng người qua đường không đúng vạch kẻ đường.

- Thực trạng người tham gia giao thông không chấp hành luật lệ tham gia giao thông như vượt đèn tín hiệu, lạng lạch, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, chở quá số người quy định...

Thực trạng học sinh chưa đủ tuổi lái xe, không đội mũ bảo hiểm

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống người dân được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ gia tăng một cách nhanh chóng. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong những năm qua đã được nhà nước đầu tư phát triển, đặc biệt là tại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ huyết mạch, có mật độ người dân tham gia giao thông cao.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 11.454 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 7.370 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 4.084 vụ va chạm giao thông, làm 5.739 người thiệt mạng, 3.889 người bị thương và 4.109 người bị thương nhẹ. Bình quân 1 ngày trong năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, gồm 20 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiệm trọng trở lên và 11 vụ va chạm giao thông, làm 16 người thiệt mạng, 11 người bị thương và 11 người bị thương nhẹ. Việt Nam đang đứng thứ 2 tại Đông Nam Á về số người chết do va chạm trên đường, với tỷ lệ 26,1/100.000 người. Theo thống kế, trong năm 2018 đã có 24.970 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông tại Việt Nam.

Mặc dù các thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông, số người thiệt mạng, số người bị thương giảm, nhưng tai nạn giao thông vẫn là nỗi ám ảnh đối với người dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông từ góc độ phương tiện giao thông, từ ý thức của người tham gia giao thông, từ hạn tầng giao thông. Tuy nhiên, những khía cạnh pháp lý về đảm bảo quyền tham gia giao thông an toàn cũng cần phải quan tâm.

3. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông

Trong giai đoạn như hiện nay, ta thấy được rằng, việc đảm bảo an toàn giao thông của con người vẫn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, trên thực tế, bởi vì những sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của một số thành phần trong xã hội đã làm ảnh hưởng to lớn đến rất nhiều người, từ đó mà đã gây ra việc mất an toàn giao thông cho cả xã hội. Nguyên nhân gây mấy an toàn giao thông cụ thể được đưa ra thường được phân chia làm hai loại cụ thể như sau:

- Nguyên nhân chủ quan gây mất trật tự an toàn giao thông xuất phát từ sự  thiếu ý thức từ người tham gia giao thông. Điều này thể hiện qua các hành vi của các chủ phương tiện như: sử dụng rượu bia khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, lấn làn, đi hàng ba,...

- Nguyên nhân khách quan gây mất an toàn giao thông thường liên quan đến các sự cố của các phương tiện hoặc yếu tố bên ngoài đường như: đường xá xuống cấp, ngập nước, sự phân bố biển báo chưa hợp lý,...

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong việc gây nên tai nạn giao thông. Đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi cá nhân, và việc tuyên truyền ý thức an toàn giao thông cần được thực hiện một cách hiệu quả.

>>>Xem thêm: Tra cứu phạt nguội xe nhanh chóng.

4. Ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn giao thông

Việc đảm bảo an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của chính phủ và các cơ quan nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi các nhân trong xã hội. An toàn giao thông không chỉ đơn thuần là việc tuân thủ luật lệ và quy định mà còn là sự  tôn trọng và sự quan tâm đến cuộc sống và sức khỏe của bản thân và của những người xung quanh.

Việc đảm bảo an toàn giao thông có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội và cộng đồng. Đầu tiên, nó giữ cho mọi người an toàn và giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông, từ đó giữ cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta không bị gián đoạn bởi những biến cố không mong muốn. An toàn giao thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm không khí và tiết kiệm năng lượng thông qua việc giảm thiểu lưu lượng giao thông và ô tô gây ra.

Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn giao thông còn tạo ra một môi trường giao thông lịch sự và tôn trọng, nơi mà mọi người cùng nhau chia sẽ đường phố một cách hòa bình và hợp tác. Điều này không chỉ làm tăng tính hiệu quả và hiệu suất của giao thông mà còn tạo ra một cộng đồng giao thông tích cực, nơi mà mọi người tự tin di chuyển mà không cảm thấy lo lắng về sự an toàn của mình.

Cuối cùng, việc đảm bảo an toàn giao thông còn là một biểu hiện của sự trách nhiệm và sự chăm sóc đối với cộng đồng. Bằng cách tuân thủ các quy tắc và quy định giao thông, chúng ta đang bảo vệ không chỉ bản thân mình mà còn bảo vệ mọi người xung quanh, đó là một hành động thể hiện tinh thần đoàn kết và sự quan tâm đến phúc lợi chung.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu phạt nguội xe