Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng chứng minh người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông đã có đầy đủ điều kiện để tham gia lưu thông, giảm thiểu các tai nạn không đáng có khi không điều khiển được phương tiện. Tuy nhiên hiện nay, có không ít trường hợp lái xe nhưng không có giấy phép lái xe, đây là hành vi vi phạm pháp luật giao thông nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo quy định.
Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Khi tham gia giao thông, chủ điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe. Nếu không sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo đăng ký xe, bằng lái xe,... Để xuất trình khi bị kiểm tra, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:
Người lái xe ô tô, xe máy tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
● Đăng ký xe.
● Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định.
● Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định.
● Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.
Việc không có giấy phép lái xe sẽ phải chịu những mức phạt nhất định do pháp luật hiện hành quy định.
- Trường hợp không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng phạt tiền 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô (Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
- Trường hợp không mang theo Giấy đăng ký xe, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô (Theo điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, áp dụng mức phạt bổ sung đối với các hành vi sau:
+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm b khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện (Theo điểm đ khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Trường hợp không có Giấy đăng ký xe, phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe (Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Trường hợp không mang Giấy đăng ký xe, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (Theo điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bới khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Ngoài ra, áp dụng xử phạt bổ sung đối với các hành vi sau:
Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy phép, chúng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện (Theo điểm đ khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô (Theo điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Trường hợp không mang theo Giấy phép lái xe, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô (Theo điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Trường hợp không có Giấy phép lái xe:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3. Theo điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên. Theo điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Theo điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Nhiều người thắc mắc vậy khi đã bị phạt tiền do không mang Giấy phép lái xe thì liệu CSGT có quyền giữ lại xe hay không? Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển khiển và phương tiện vi phạm thì đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau: Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định. Trong thời hạn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghị trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện). Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
Theo quy định trên, Trong thời gian đến giải quyết vụ việc mà người vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông sẽ ra Quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy phép lái xe. Còn nếu bị quá thời bạn mà mới xuất trình hoặc vẫn không xuất trình được thì được xác định có hành vi không có giấy phép lái xe. Như vậy, khi người điều khiển phương tiện vi phạm không mang giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông được quyền tạm giữ phương tiện. Thời hạn tạm giữ là 07 ngày tính từ ngày tạm giữ hoặc tối đa 30 ngày nếu vụ việc phức tạp, cần thêm thời gian xác minh.
Xem thêm: