Trong thực tế, một số thực phẩm và đồ uống khác cũng chứa cồn. Vậy sử dụng nước trái cây lên men có bị vi phạm nồng độ cồn hay không?
Rượu hay còn được biết đến với tên gọi khác là ethanol, là thành phần chử yếu có trong các loại đồ uống có cồn như rượu, bia. Khi tiêu thụ rượu hay bia, ethanol sẽ được hấp thụ từ dạ dày và ruột non vào máu, sau đó sẽ đưa ethanol tới gan để tiến hành quá trình chuyển hóa. Chính vì quá trình này, rượu và bia trực tiếp gây tổn hại đến cho gan. Với lượng cồn càng cao trong máu, gan phải mất nhiều thời gian hơn để sử lý.
Theo đánh giá của các chuyên gia, không tồn tại ngưỡng an toàn nào khi lai xe và tiêu thị rượu bia. Tác động của cồn đối với cơ thể lớn hơn nhiều so với suy nghĩ, và mức độ ảnh hưởng này phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, giới tính và cân nặng.
Những nghiên cứu cho biết, 12-24 giờ sau khi uống rượu bia, nồng độ cồn vẫn có thể được đo lường trong máu và hơi thở. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người, chức năng gan và lượng thức ăn tiêu thụ.
Vì vậy, việc điều khiển phương tiện giao thông khi máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vi phạm quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu và bia (Nghị định số 100/2019/NĐ-CP). Người tham gia giao thông có thể bị xử phạt theo các mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không chỉ rượu và bia, mà trong máu hoặc hơi thở của người sử dụng còn có thể có nồng độ cồn từ một số sản phẩm trái cây và nước ép trái cây lên men.
Các loại quả khi chín quá mức hoặc chứa hàm lượng tinh bột cao, sau một khoảng thời gian, đường trong quả sẽ chuyển hóa thành cồn, biến chúng thành sản phẩm chứa cồn. Ví dụ, cơm nếp khi lên men trở thành rượu nếp, và quả nho khi để lâu cũng trở thành rượu nho. Quy trình chuyển hóa này gồm tinh bột - đường - enzym lên men - rượu - axit.
Nhiều loại trái cây như nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài, và thậm chí một số loại siro hoặc thuốc uống cũng có khả năng trở thành sản phẩm chứa cồn khi lên men sau khi ăn. Một cách nhận biết là qua vị giác, vì những loại quả này khi để lâu ngoài môi trường sẽ phát ra mùi cồn đặc trưng. Thậm chí, sau một thời gian dài, chúng có thể chuyển hóa sang dạng axit, tạo ra mùi chua.
Vì vậy, những người ăn quả chín quá mức lên men, thực tế đã tiêu thị sản phẩm chứa cồn. Dù là ăn ít hay nhiều, máy đo vẫn có thể phát hiện nồng độ cồn trong khoang miệng của người đó.
Nước trái cây lên men chứa nồng độ cồn.
Ethanol tự nhiên xuất hiện trong thực phẩm, kể cả trong những sản phẩm không được dán nhãn là có chứa cồn. Ngoài việc là thành phần chính trong các đồ uống có cồn, ethanol còn được sử dụng làm dung môi chiết xuất hoặc chất pha loãng trong các sản phẩm thảo dược.
Theo dữ liệu của Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ, nước ép từ cam, táo và nho được phát hiện chứa một lượng đáng kể ethanol, có thể lên đến 0,77g/L. Thêm vào đó, một số sản phẩm bánh mì đóng gói như bánh mì kẹp thịt cuộn hoặc bánh mì sữa ngọt cũng có hàm lượng ethanol vượt quá 1,2g/100g.
Các nhãn hiệu phổ biến như nước nho, nước cam và nước táo đều đã được kiểm tra và chỉ ra rằng chúng đều chứa một lượng nhất định của ethanol
- Nước nho có hàm lượng cao nhất, nằm trong khoảng 0,29 đến 0,86g/L.
- Nước táo thì đa dạng hơn, với hàm lượng ethanol dao động từ 0,06 đến 0,66g/L.
- Dữ liệu về nước cam cho thấy sự thống nhất, với hàm lượng từ 0,16 đến 0,73g/L, mặc dù lượng mẫu kiểm tra khá hạn chế.
Ngoài ra, một số loại trái cây khác như chuối và lê cũng chưa ethanol, với hàm lượng như sau: chuối chín 0,02/100g, chuối chín kĩ 0,04/100g, lê chín 0,04/100g.
Trong các sản phẩm bánh mì, hai sản phẩm cuộn đóng gói cao nhất về hàm lượng ethanol là bánh mì kẹp thịt (1,28g/L) và bánh mì cuộn sữa (1,21g/L). Các sản phẩm bánh mì thông thường khác có hàm lượng thấp hơn, trong khoảng 0,14 đến 0,29g/L.
>>>Xem thêm: Tra cứu phạt nguội online
>>>Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu phạt nguội online
>>>Xem thêm: Quy định mức phạt nồng độ cồn ô tô, xe máy mới nhất.
Việc Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có hiệu luật đã gây lo ngại trong cộng đồng vì người dân sợ rằng có thể bị "phạt nhầm", không chỉ vì việc sử dụng rượu và bia mà còn do một số loại hoa quả phổ biến khác cũng có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở của người sử dụng lên cao hơn mức bình thường.
Tính từ ngày 1/1/2020, việc xử phạt lái xe với nồng độ cồn trong máu đã trở nên nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên, điều này đã gây lo lắng cho nhiều người do có thông tin cho rằng ngay cả khi không uống rượu bia, vẫn có khả năng bị phạt do việc sử dụng một số loại hoa quả (như vải, nho, dứa...) lên men hay thậm chí là thuốc (như siro ho...), có thể dẫn đến bị xử phạt một cách không công bằng khi kiểm tra nồng độ cồn.
Trong thực tế, một số thực phẩm và đồ uống khác cũng chứa cồn. Tuy nhiên, thức ăn tự nhiên khó tạo ra cồn, và thêm vào đó, thực phẩm là axit hữu cơ, điều này làm khả năng cồn tồn tại trong hơi thở rất thấp do quá trình hấp thụ của cơ thể diễn ra chậm. Một số loại thuốc như siro ho, khi sử dụng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ, có lượng cồn rất ít và không thể tạo ra nồng độ cồn đủ để xử phạt.
Trước đó, Bộ Y tế đã thông tin rằng trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối, có thể để lại một lượng nhỏ cồn trong cơ thể, nhưng rất nhỏ và không đáng kể. Hàm lượng cồn từ các loại thực phẩm này thường rất thấp, phụ thuộc vào lượng tiêu thụ, thời điểm đo nồng độ cồn, và nó cũng giảm đi và được đào thải rất nhanh chóng. Thông thường, sau khi ăn, việc uống nước lọc, súc miệng, và đợi khoảng 15-30 phút sẽ làm giảm đắng để hoặc loại bỏ hoàn toàn nồng độ cồn.
Ngoài ra, khi CSGT xử phạt về nồng độ cồn, họ cũng phải đánh giá dựa trên các biểu hiện của người vi phạm như tình trạng tâm lý, diễn biến hành vi, lời nói, cử chỉ, sắc mặt, và hơi thở khi nói chuyện để có cơ sở xử lý người vi phạm có sử dụng rượu bia. Điều này có nghĩa là trong những trường hợp không có bằng chững rõ ràng về việc sử dụng cồn, người đó sẽ không bị xử phạt.
Quá trình kiểm tra nồng độ cồn chỉ diễn ra khi có kế hoạch tuần tra được phê duyệt hoặc khi người tham gia giao thông có các dấu hiệu vi phạm như mặt đỏ, đi loạng choạng, phóng nhanh, vượt ẩu, hoặc khi chúng ta vi phạm một quy tắc khác và cảnh sát đã nghi ngờ bạn có thể đã uống rượu bia.
Bộ Y tế cũng thông báo rằng họ sẽ cung cấp thông tin khoa học để lực lượng chức năng có thể hiểu rõ hơn về những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể, và rằng những trường hợp như vậy không nên bị xử phạt.
Thay vì đề xuất sửa đổi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia như mọi người đã đề xuất, Bộ Y tế sẽ tập trung vào việc tuyên truyền để thông báo cho mọi người biết rằng có hàm lượng cồn rất nhỏ trong máu do thực phẩm, và trong trường hợp này, người tham gia giao thông sẽ không gặp vấn đề gì cả. Tuy nhiên, trong trường hợp những người cố ý uống rượu bia sau đó lái xe và tuyên bố là do ăn thực phẩm hoặc uống nước ngọt, họ sẽ bị xử phạt một cách nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về xử phạt nồng độ cồn không quy định mức tối thiểu, vì vậy, chỉ cần nồng độ cồn >0 thì đều thuộc trường hợp bị xử phạt. Như vậy, đây cũng là một điểm bất cập và tạo nên sự bức xúc trong người dân liên quan đến vấn đề này.