Vấn nạn đua xe trái phép hiện nay. Đua xe trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Đua xe trái phép từ lâu đã là một tệ nạn gây ra nỗi ám ảnh của nhiều người khi tham gia giao thông. Việc đua xe thường diễn ra vào đêm muộn, khi mật độ tham gia giao thông thưa thớt. Đua xe trái phép được tổ chức theo nhóm nhỏ ở những trục đường chính và đi kèm với nhưng hành vi lạng lách, đánh võng, hú còi gây mất trật tự an ninh công cộng. Vậy đua xe trái phép là gì? Đua xe trái phép có bị phạt không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. Đua xe trái phép là gì?

Đua xe trái phép là hoạt động gây mất trật tự, mất an toàn khi tham gia giao thông. Do đó có thể mô tả hành vi này là hành vi điều khiển xe tham gia việc đua xe mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Các phương tiện được sử dụng trong hoạt động đua xe trái phép là ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.

Đây là hành vi cấu thành bởi các yếu tố sau:

+ Sử dụng phương tiện chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng. Gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

+ Không đủ bảo hộ đúng theo quy chuẩn an toàn.

+ Không có làn đường riêng để tiến hành đua xe.

+ Cơ quan có thẩm quyền không thể kiểm soát và quản lý nên không đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức các cuộc đua.

Do đó, hành vi này không chỉ gây nguy hiểm cho chính người điều khiển mà còn ảnh hưởng, có tính nguy hiểm cao đối với người tham gia giao thông xung quanh hoặc tài sản gần đó.

2. Thực trạng đua xe trái phép

Chuyện đua xe trái phép không còn tự phát với những phút bốc đồng nhất thời trong một nhóm thanh thiếu niên mà là có tổ chức, cho thấy ngang nhiên vi phạm pháp luật, cố ý gây mất an ninh trật tự xã hội, thách thức lực lượng chức năng, xem thường tính mạng người đi đường. Đua xe trái phép từ trong nội thành, ngoại thành và thậm chí có không ít trường hợp chặn cả những tuyến đường trục chính huyết mạch có nhiều phương tiện lưu thông như cao tốc, quốc lộ, đại lộ.

Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2021, lực lượng chức năng phát hiện 435 vụ đua xe trái phép, lạng lách, gây rối trật tự công cộng, bắt 2.470 nghi phạm, tạm giữ 2.207 xe. Trong đó khỏi tố 6 vụ, 54 bị can, xử lý hành chính 429 vụ với 2.416 trường hợp vi phạm.

Vì sau lại liều lĩnh như vậy? Đằng sau đó hẳn còn là chuyện cá cược, lợi ích, có người cầm đầu. Phải chăng những đối tượng này nghĩ rằng xẽ khó xử phạt hình sự, phạt tù nếu đua xe không gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người. Có nhóm "quái xế" theo dõi lực lượng chức năng để chọn thời gian, địa điểm đua xe. Ngày nay điện thoại thông minh trở thành phương tiện liên lạc thuận lợi với mức giá bình dân, các quái xế cũng nhanh chóng lập các nhóm kín trao đổi và hẹn nhau trên mạng xã hội.

Lâu nay nhiều cuộc ra quân ngăn chặn đua xe trái phép dường như "bắt cóc bỏ dĩa", nhiều nhóm "quái xế" chỉ bị phạt hành chính. Đáng chú ý, các trường hợp vi phạm bị xử lý hình sự còn khá ít so với số vụ đua xe trái phép.

Thực tế, nạn đua xe trái phép vẫn cứ diễn ra, chưa thể chấm dứt đang là nỗi lo cũng như sự bất an cho nhiều người đi đường. Mỗi địa phương đề có cả bộ máy, cơ quan chức năng, lực lượng cảnh sát lẽ nào lại "bó tay" với nạn đua xe trái phép?

Singapore từ năm 2015 - 2019 chỉ có 17 trường hợp đua xe trái phép nhưng mới đây cơ quan chức năng nước này đã đề xuất biện pháp xử lý nghiêm hơn nữa. Người vi phạm lần đầu có thể bị khởi tố xét xử kết án 1 năm với mức tiền phạt gần 3.800 USD (hơn gấp đôi quy định củ); nếu tái phạm sẽ bị phạt đến 2 năm tù và 7.600 USD.

Người dân chỉ cần ghi hình gửi đến cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý. Cảnh sát không cần kiểm tra tốc độ vẫn có thể xử lý nghiêm nếu có chứng cứ, hình ảnh vi phạm.

Ở nước ta, về công cụ pháp luật hiện nay quy định chế tài không thiếu, hành vi đua xe trái phép có mức phạt đã tăng từ 7 - 8 triệu đồng lên 10 - 15 triệu đồng và tịch thu xe (Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021). Mức nặng sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 266 BLHS năm 2015, mức án lên tới 10 năm tù và bị phạt bổ sung tới 50 triệu đồng. Thậm chí, có mức án lên tới 15 năm tù đối với hành vi đua xe trái phép .

Một khi đã đua xe là để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng an ninh trật tự, an toàn giao thông, uy hiếp tinh thần cộng đồng. Cơ quan chức năng đã có đủ quy định, chế tài để xử lý nghiêm nạn đua xe, tổ chức đua xe trái phép bằng quy định của pháp luật. Nên áp dụng những chi tiết tăng nặng theo hướng xử lý hình sự, phạt tù đối tượng vi phạm. Nếu chỉ áp dụng khi có án mạng chết người mới xử lý hình sự thì chưa đủ răn đe.

Án điểm đối với hành vi đua xe trái phép là cần thiết, hãy khởi tố và đưa ra xét xử công khai các đối tượng vi phạm. Tuyệt đối không bỏ xót những cá nhân cầm đầu đứng ra liên lạc và tổ chức đua xe trái phép, xử lý cả những người cỗ vũ. Các công việc này trển khai sau cho kịp thời, nghiêm minh có thể áp dụng thủ tục rút gọn trong phối hợp giữa các cơ quan điều tra, xét xử lưu động ngay tại địa bàn nhằm răn đe. Dư luận hẳn đồng tình và mong chờ mức án thích đáng, quyết liệt dẹp đua xe trái phép.

Ngoài ra, còn bị xử lý cả hành vi gây rối an ninh trật tự, ảnh hưởng cộng đồng, áp dụng thêm biện pháp tịch thu phương tiện vi phạm (không chỉ tạm giữ như trước đây). Không bỏ qua các vụ đua xe nào, chỉ cần có chứng cứ hoặc hình ảnh hay clip người dân phản ánh chứng minh vụ việc xảy ra là điều tra xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Cần có sự vào cuộc đồng bộ, ngoài cảnh sát giao thông nên huy động cảnh sát hình sự và cơ động cùng công an địa phương. Quan sát qua hệ thống camera các tuyến đường, khu vực thường diễn ra đua xe trái phép để nắm tình hình, ngăn chặn từ đầu; theo dõi mạng xã hội, thâm nhập vào các nhóm đua xe rồi lên kế hoạch đón lõng, bắt gọn.

Thực trạng đua xe trái phép hiện nay

3. Nguyên nhân dẫn đến đua xe trái phép

Nguyên nhân điều kiện kinh tế - xã hội

Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội với thế giới bên ngoài càng mở rộng thì sự tác động của các vấn đề quốc tế người dân Việt Nam nói chung và người dân thành phố nói riêng càng lớn, các hoạt động văn hóa, thể thao trong đó có các cuộc đua xe ô tô, mô tô ở đủ mọi thể loại, thông qua các phương tiện truyền thông, đều có tác dụng không nhỏ đến tâm lý sở thích của người dân trong đó có tầng lớp thanh thiếu niên, một tầng lớp hiếu động, thích cảm giác mạnh, luôn luôn muốn thể hiện mình. Các tuyến đường mới được xây dựng, mở rộng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đi liền với sự phát triển ồ ạt các loại xe gắn máy cá nhân cùng với công tác quản lý còn nhiều bắt cập của các cơ quan quản lý nhà nước, đây là điều kiện lý tưởng cho những ai muốn thưởng thức cảm giác mạnh khi thực hiện hành vi đua xe. Hơn thế nữa, mặc dù nền kinh tế của đất nước, của thành phố đã phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, con người ngày càng có nhu cầu mới chính đáng, trong đó có nhu cầu đua xe (đua xe gắn máy, đau xe ô tô, đua xe đạp), trong khi đó thành phố nói riêng và cả nước nói chung chưa có điều kiện tạo ra đủ sân chơi cho những người muốn đua xe. Đây chính là những mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng thỏa mãn chưa thể giải quyết.

Nguyên nhân, điều kiện chủ quan của chính các đối tượng đua xe trái phép

Việc trước tiên là phải kể đến ý thức của người tham gia giao thông, chúng ta đều biết, đối tượng tham gia các vụ đua xe trái phép hầu hết là thanh thiếu niên. Đây là độ tuổi rất hiếu động, ham hiểu biết, thích cảm giác mạnh và luôn có ham muốn tự thể hiện mình với những người xung quanh. Những người ở độ tuổi này thường có những hạn chế nhất định về nhận thức, khả năng kiềm chế hành vi của bản thân còn kém, dễ bị rủ rê, lôi kéo. Khi tham gia đua xe, họ biết hành vi đó là vi phạm các quy tắc giao thông, biết những hậu quả nguy kiểm có thể xảy ra, nhưng vì chủ quan, muốn tìm cảm giác lạ trên đường phố, nên họ sẵn hàng lào vào các cuộc đua "tử thần". Ban đầu, có thể là những hành vi thiếu ý thức nhưng dần dần do không bị xử lý nghiêm khắc thì nó lại trở thành những hành vi vi phạm thường xuyên.

Sự quản lý giáo dục lỏng lẻo của gia đình, nhà trường và xã hội

Sự quản lý giáo dục của một số gia đình bị buông lỏng, nuông chiều con cái, không thường xuyên nắm bắt tư tưởng, hành vi sinh hoạt hàng ngày của con cái mình để giáo dục, uốn nắn. Bên cạnh đó, sự quản lý, giáo dục của nhà trường, chính quyền và các đoàn thể xã hội, Công an cơ sở còn có nhiều hạn chế. Đầy chính là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi đua xe trái phép phát triển trong thanh thiếu niên hiện nay.

Nguyên nhân về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng

Trong những năm qua, mặc dù lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn đua xe trái phép song chưa được thường xuyên, hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao.

4. Hành vi đua xe trái phép bị xử lý như nào?

Mức phạt khi xử lý hành chính

Hiện nay, mức phạt đối với các hành vi đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội được quy định xử phạt hành chính được quy định cụ thể tại Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

"Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong số các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tụ tập để cỗ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.

b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trái phép.

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép."

Không chỉ những người trực tiếp điều khiển xe tham gia đua xe trái phép mà cả người tụ tập cổ vũ kích động hành vi này đều bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Phương tiện không hạn chế bao gồm cả xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo, cưỡi súc vật đua trái phép trên đường giao thông. Đối với xe máy, mô tô tham gia đua xe người có hành vi này bị xử phạt từ 7 triệu đến 8 triệu đồng.

Ngoài bị xử phạt tiền thì người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm đua xe trái phép còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấp phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng.

Xử lý hình sự hành vi đua xe trái phép khi nào?

Không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, hành vi đua xe trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một số người tự ý tổ chức cuộc đua trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đe dọa tài sản, tính mạng người khác, gây mất trật tự an ninh xã hội. Do đó, đòi hỏi phải xử lý hình sự những người có hành vi tổ chức đua xe trái phép có tính chất nguy hiểm này.

Tội này chỉ áp dụng với người đua xe có động cơ, không áp dụng với người đua xe đạp, xích lô, súc vật kéo. Đối với hành vi tụ tập tổ chức đua xe khi chưa có có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền để lại hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích trên 31% hoặc đã từng bị xử phạt hành chính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đua xe trái phép được quy định tại Điều 266 Bộ Luật Hình Sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, hành vi đua xe trái phép sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Xem thêm:

Hướng dẫn tra cứu phạt nguội online.

Tra cứu phạt nguội online.